Cụ Tam Nguyên trên mảnh đất làng Vị Xuyên xưa thuộc Thành Phố Nam Định, Tỉnh Nam Định.

Ngôi nhà số 7 phố Bến Ngự được Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 886/VHTT/QĐ, ngày 20/5/1991.

 

Di tích số 7 phố Bến Ngự

Ngôi nhà do cụ Trần Đình Lâm (ông nội Trần Bích San) xây dựng năm 1849 và đây cũng chính là nơi sinh ra và lớn lên của danh nhân văn hóa Trần Bích San. Trần Bích San sinh năm 1840 mất năm 1877 là một danh nhân văn hóa, một sỹ phu yêu nước của dân tộc ta cuối thế kỷ XIX. Ông nổi tiếng là người học rộng, tài cao dưới thời vua Tự Đức triều Nguyễn. Năm 21 tuổi đỗ Tú tài, năm 24 tuổi đỗ Giải nguyên, năm 25 tuổi đỗ Hội nguyên rồi Đình nguyên nghĩa là cả 3 lần thi ông đều đỗ đầu nên ông được mệnh danh là “Tam nguyên’’ của làng Vỵ Xuyên.

          Ngôi nhà số 7 phố Bến Ngự đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của dân tộc. Mỗi giai đoạn ngôi nhà này đều có những dấu ấn còn ghi lại. Nơi đây là cơ sở cách mạng, nơi liên lạc tập trung đưa các chiến sỹ cách mạng ra nước ngoài hoạt động thời kỳ trước khi thành lập Đảng cộng sản Đông Dương. Là nơi thành lập chi hội Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội đầu tiên tại tỉnh Nam Định, đồng thời là nơi hoạt động cách mạng của các văn thân yêu nước thời kỳ chống Pháp.

Từ những năm đầu thế kỷ XX một số sách báo cách mạng yêu nước do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xuất bản  tại Pháp đã được bí mật truyền vào Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Phong trào yêu nước và phong trào Cách mạng phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Đứng trước tình hình đó năm 1926 các cán bộ Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã tổ chức hai địa điểm liên lạc đưa thanh niên sang Quảng Châu huấn luyện: một ở số 7 phố Bến Ngự, một ở thôn Cát Đằng,huyện Ý Yên.

          Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, ngôi nhà số 7 phố Bến Ngự không bị phá hủy mà chỉ bị hư hại nhẹ. Đây là một ngôi nhà khang trang bề thế nên sau khi chiếm được thành Nam Định, vì chưa có nhà làm việc nên giặc Pháp đã chiếm ngôi nhà này làm chỗ ở và làm việc cho viên công sứ. Cũng trong giai đoạn này, em ruột của cụ Trần Bích San là Trần Đình Lân đang làm Chi phủ Nho Quan tỉnh Ninh Bình, ông đã tích cực tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp,  sau đó bị giặc bắt giam, đầy đi Côn Đảo rồi mất ở đó.

Thực dân Pháp xây xong Dinh công sứ ở khu quảng trường Hòa Bình thì ngôi nhà này lại bị tổng đốc Nam Định là Cao Xuân Dục mua lại. Thứ úy thành Nam Định là Trần Duy Trạc ở một thời gian chúng lại chuyển đi nơi khác nhưng cũng không chịu trao lại cho con cháu cụ Trần Bích San. Sau này các môn sinh của cụ Trần Đình Lâm (ông nội Trần Bích San) tìm cách mua lại để làm nơi thờ thầy. Trước đây thổ đất này rộng khoảng 7 sào Bắc bộ đến khi chúng mua- bán lại thì chỉ còn 3 sào.

 
 Nội tự của di tích

Ngày nay ngôi nhà số 7 phố Bến Ngự vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc truyền thống cổ xưa với từ đường 5 gian, mặt quay về hướng Đông, tường xây bằng gạch thất, mái lợp ngói nam, các cột câu đầu, xà nhà, lá mái đều được làm bằng gỗ lim. Ba gian giữa là loại cửa vông sơn thiếp. Các mảng chạm khắc khá đơn giản. Đầu dự có chạm hoa lá cách điệu. Ở gian chính giữa là một bệ thờ bằng gạch, trên bệ có 9 hộp khám nhỏ. Trong khám là các bức Thần chủ bằng gỗ, ghi chức tước các vị trong dòng họ Trần. Trên bệ, có bức đại từ với 4 chữ sơn son thiếp vàng : “Dịch thế tải đức” ( có nghĩa là: Cõi trần đẹp đẽ ghi nhớ công đức). Hai đôi câu đối ở hai bên cột trụ với ý nghĩa ca ngợi danh nhân Trần Bích San:

1.Nhất cử đăng khoa thiên hạ hữu

Tam nguyên liên chúng thế gian vô

( Một lần thi đã đỗ đạt trong thiên hạ thường có

Ba lần đỗ đầu liên tiếp thì thế gian chưa từng)

2.Văn phi sơn thủy vô kỳ khí

Nhân bất phong sương vị lão tài

( Văn không có núi sông thì không có khí lạ

Người chưa dãi dầu sương gió thì chưa thể già dặn)

 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến thăm di tích

 Việc gìn giữ những ngôi nhà cổ có giá trị lịch sử, văn hóa như ngôi nhà số 7 phố Bến Ngự là một việc làm vô cùng ý nghĩa vừa lưu giữ được những hiện vật truyền thống  vừa mang tính giáo dục sâu sắc về lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ noi theo. Nằm trong quần thể khu di tích văn hóa Trần chắc chắn nơi đây sẽ trở thành một điểm đến ý nghĩa đối với du khách trong và ngoài tỉnh Nam Định.

Tài liệu tham khảo

Tam nguyên Trần Bích San cuộc đời và tác phẩm- hội VHNT Nam Hà xb năm 1994

                                                               Sưu tầm và biên tập

                                                              Vũ Thị Hoàng Lan

                                            BQL Khu di tích LS-VH đền Trần-chùa Tháp,TP Nam Định

 


Video sự kiện
  • Trần Tế Xương và những bài thơ đi cùng năm tháng
  • Nhà lưu niệm TÚ Xương - Địa chỉ văn hoá cho người yêu thơ
  • Hoạt động TN,HN - Giáo dục địa phương tại Đền Trần, Nam Định Trường THPT Trần Văn Lan n
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
BAN QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ ĐỀN TRẦN, CHÙA THÁP
Địa chỉ :Đền Trần, phường Lộc Vượng, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định
Điện thoại : 0228.3866664
Email : banqldentran@namdinh.gov.vn