Xuân về, Tết đến với sức sống và vẻ đẹp mãnh liệt từ bao đời
nay đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của các thi nhân. Nhà thơ Tú Xương cũng
vậy, là người luôn yêu đời, lạc quan, yêu cuộc sống vì thế thơ tết chiếm một phần
không nhỏ trong sự nghiệp sáng tác của ông. Nhưng mảng thơ về tết của ông khác
với các thi sĩ khác ở chỗ là tết trong thơ ông không chỉ là mùa xuân hiện hữu của
đất trời mà còn chất chứa bao nỗi niềm dân tộc.
Tú Xương tên thật là Trần Duy Uyên tự là Mặc Trai sinh ngày
10 tháng 8 năm Canh Ngọ ( tức ngày 5-9-1870) tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh
Nam Định (nay là Phố Minh Khai, tên cũ là phố Hàng Nâu) khi đi thi ông mang tên
là Trần Tế Xương, do thi mãi không đỗ cử nhân, đến khoa Bính Ngọ (1906) ông đổi
là Trần Cao Xương, Trần Kế Xương; hiệu là Mộng Tịch,Tử Thịnh. Dân gian gọi ông
với cái tên thân thiện là Tú Xương. Nhà thơ xuất thân trong một gia đình có
truyền thống hiếu học. Cụ thân sinh là Trần Duy Nhuận, dòng dõi nhà nho ở Vị
Hoàng từ lâu đời. Cụ Nhuận nhiều lần đi thi không đỗ, sau làm chức Tự thừa ở
dinh tổng đốc Nam Định. Gia đình cụ có một cửa hàng nhỏ buôn bán đồ tạp hóa ở
phố Hàng Nâu, phải vất vả lắm mới nuôi được 9 người con và chỉ có Trần Duy Uyên
là con trai cả mới được học hành và thi đậu tú tài, còn những người con khác đều
lỡ dở vì gia đình túng thiếu.
Bức tường nhà số
247 phố Minh Khai – nơi sinh ra và lớn lên của nhà thơ
Tú Xương có một sự nghiệp thi ca đầy danh tiếng của nước ta.
Ông là một trong những tác gia Hán nôm tiêu biểu của văn học Việt Nam với những tác phẩm nổi tiếng như: Vị Thành giai cú tập
biên, Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luận giải âm, Thiên Nam Hương Sơn Quan Âm Phật
kinh tân dịch,…
Sự nghiệp văn chương của ông bao gồm cả chữ Hán và chữ nôm với
các thể loại cổ điển như thơ Đường luật thất ngôn bát cú, tuyệt cú, phú, văn tế,
câu đối…được tập hợp trong “Vị Xuyên thi văn tập”.
Nhà thơ Tản Đà đã phát biểu: "Trong những thi sĩ tiền bối,
tôi khâm phục nhất Tú Xương". Nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng viết "Tú Xương là bậc thần thơ,
thánh chữ". Sự nghiệp thơ của Tú Xương không chỉ được đánh giá cao ở trong
nước mà cả ở nước ngoài. Giáo sư Albert Smith (Anh) viết: "Tú Xương xứng
đáng đứng vào hàng những nhà thơ trào phúng lớn của thế giới". Tiến sĩ văn
chương Jean-Curier (Pháp) cũng cho rằng: "Trong bầu trời thơ ca Việt Nam
từ xưa đến nay, nếu chọn lấy năm ngôi sao sáng nhất thì Tú Xương là một trong
năm ngôi sao ấy".
Tú Xương ra đi vào ngày 29/1/1907, tức ngày 15 tháng Chạp
năm Bính Ngọ chưa kịp viết bài thơ Tết năm ấy. Trong kho tàng thơ của nhà thơ
Tú Xương thì viết về tết luôn là nguồn cảm hứng dồi dào của ông.
Bài “Năm mới chúc nhau” của ông là tiếng chửi
vào những kẻ giàu sang hãnh tiến:
"Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc
đầu râu
Phen này ông quyết đi
buôn cố
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu".
"Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Đứa thời mua tước, đứa mua quan
Phen này ông quyết đi
buôn lọng
Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng".
"Nó lại mừng nhau cái sự giàu
Trăm nghìn vạn mớ để
vào đâu
Phen này ắt hẳn gà ăn
bạc
Đồng rụng đồng rơi lọ
phải cầu".
"Nó lại mừng
nhau sự lắm con
Sinh năm đẻ bẩy được
vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở
non".
Cũng cảm hứng phê phán đó, trong bài “Năm mới”:
"Khéo báo nhau rằng mới với me
Bảo nhau rằng cũ, chẳng
ai nghe
Khăn là bác nọ to tầy
rế
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè
Công đức tu hành, sư cô lọng
Xu hào rủng rỉnh, Mán
ngồi xe
Phong lưu rất mực ba
ngày tết
Kiết cú như ta (ai)
cũng rượu chè".
Ở đây, Tú Xương phê phán thói phô trương rởm đời của bọn
hãnh tiến học làm sang, nó là một sự mỉa mai, chửi rủa đối với xã hội của những
người nghèo khổ.
Đằng sau cái cười của Tú Xương là nỗi đau, nỗi đau mất nước.
Bài “ Xuân ru mà” của ông có những câu thơ không còn là trào phúng
nữa mà là trữ tình
"Xuân từ trong Huế mới ban ra
Xuân chẳng riêng ai
khắp mọi nhà
Đì đẹt ngoài sân
tràng pháo chuột
Loẹt lòe trên vách, bức
tranh gà
Chí cha chí chát khua
giày dép
Đen thủi đen thui
cũng lượt là
Dám hỏi những ai nơi
cố quận
Rắng xuân, xuân mãi
thế ru mà".
Câu thơ là lời cảnh tỉnh thiết tha, gợi nhớ câu thơ ông viết
trong kỳ thi năm Đinh Dậu.
"Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông lại nước nhà".
Nhà thơ cũng là người hay tự trào trong bài Cảm Tết,
Sắm Tết. Những câu đùa trong 2 bài thơ này là những câu đùa ra nước mắt:
"Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chửa
lĩnh tiêu
Rượu cúc nhắn đem,
hàng biếng quẩy
Trà sen mượn hỏi giá
còn kiêu
Bánh đường sắp gói e
mồm chảy
Giò lụa toan làm sợ nắng
thiu
Thôi thế thì thôi đành tết khác
Anh em đừng nghĩ tết
tôi nghèo".
Đọc mấy bài thơ Tết của Tú Xương, ta đã thấm thía cái ý vị
hay, riêng của thơ Tú Xương .
Du khách về thành Nam về nhà cụ Tú sẽ tìm thấy nhiều địa
danh, di tích gợi lại tên tuổi nhà thơ: trường Trần Tế Xương, phường Vị Hoàng, mộ
cụ tại công viên Vị Xuyên, nhà 247 phố Minh Khai nơi ông cất tiếng khóc chào đời
nay vẫn còn dấu tích. Đặc biệt là ngôi nhà 280 phố Minh Khai lúc tại thế nhà
thơ đã để lại sự nghiêp văn chương bất hủ.
Ngôi nhà số 280 Minh Khai – TP. Nam Định
Hiện nay BQL Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần, chùa Tháp
đang trông coi, bảo quản di tích 280 Minh Khai là ngôi nhà cũ của nhà thơ Tú
Xương. Với những đóng góp của Tú Xương trong lịch sử văn học cận đại Việt Nam,
việc tu sửa ngôi nhà và sưu tầm hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp
nhà thơ là niềm tự hào của quê hương Nam Định./.
Sưu tầm và
biên soạn
VŨ THỊ HOÀNG LAN
Bql Khu di tích LSVH đền Trần, chùa Tháp
Tài liệu tham khảo:
Trung tâm nghiên cứu quốc học (2010 )- Tú Xương toàn tập – nhà xuất bản
khoa học