Khu di tích quốc gia đặc
biệt đền Trần, chùa Phổ Minh thành phố Nam Định hàng năm diễn ra hai kỳ lễ hội
quan trọng là lễ hội Khai Ấn đầu xuân và lễ hội tháng tám kỷ niệm ngày mất của
Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Lễ hội đền Trần đã được Bộ
VHTT&DL công nhận là di văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2014.
Không
biết tự bao giờ trong dân gian đã truyền tụng nhau câu ca nặng tình thấm nghĩa
:
“
Tháng tám giỗ cha
Tháng
ba giỗ mẹ”
Hàng năm cứ vào dịp tháng Tám âm lịch, chính quyền và nhân
dân địa phương lại tổ chức lễ hội để kỷ niệm ngày kỵ của Quốc công tiết chế
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn của
người dân Việt Nam nhằm tôn vinh Trần Hưng Đạo - vị anh hùng dân tộc đã từ lịch
sử đi vào thế giới tâm linh, trở thành một vị thánh được đông đảo nhân dân thờ
phụng. Ngài là một nhà chính trị quân sự đại tài, một vị thống soái tuyệt vời
có bản lĩnh và ý chí quyết đánh địch và thắng địch trong mọi tình thế. Ngài
luôn trọn nghĩa quốc gia dân tộc, yêu nước thương dân, tận trung với vua, với
nước, là tấm gương sáng chói về tài đức cốt cách, đã ba lần đại thắng quân
Nguyên Mông ở thế kỷ XIII đưa triều đại nhà Trần lên hàng thịnh trị trong lịch
sử trung đại về giá trị dựng nước và giữ nước. Những chiến công hiển hách và
thành tựu vẻ vang rực rỡ về võ công văn trị của Hưng Đạo Đại Vương đã tôn Ngài
lên hàng anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự thế giới
Việc
tổ chức lễ hội truyền thống tháng tám đền Trần không chỉ mang ý nghĩa lịch sử
mà còn duy trì giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam. Ngày giỗ ngày tết chính là dịp để con cháu quy tụ lấy việc tưởng
nhớ người xưa mà giáo dục con cháu ngày nay, để phúc âm tổ tiên được thấm nhuần
trong tâm thức mọi người.

Lễ rước kiệu từ đình Tức Mặc lên đền
Trần
Hàng
năm lễ hội truyền thống diễn ra từ ngày mùng một đến ngày hai mươi tháng tám âm
lịch với nhiều nghi lễ tín ngưỡng như rước kiệu, tế lễ, hát văn và nhiều trò
chơi dân gian khác như: múa rồng, múa lân, biểu diễn võ thuật, đấu vật, chơi cờ
người, múa rối nước…
Đặc
biệt ngày 20-8 tổ chức lễ trọng kỷ niệm ngày mất vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn. Ngay từ sáng sớm lễ rước kiệu đã được nhân dân Tức Mặc tổ
chức long trọng có sự tham gia của hàng nghìn người, có đầy đủ các cụ cao tuổi
và những nam thanh nữ tú.
Lễ
rước được chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức rất chu đáo thể hiện tính
trang nghiêm, đúng nghi lễ truyền thống với trang phục, cờ quạt, chiêng trống
cho đến những cỗ kiệu cũng được sắp xếp trang trí đầy đủ. Trước khi tiến hành lễ
rước các cụ cao tuổi vào đình Tức Mặc thờ Thục côn công chúa làm lễ xin phép rước
Thành hoàng làng lên chầu Đức Vua, Đức Thánh Trần. Đoàn rước kéo dài hàng cây số,
đi đầu là đội múa sư tử, tiếp sau là kiệu Phật đình, kiệu quan sứ giả mở đường
trình các cung các cửa sau đó là kiệu bát cống, kiệu võng tiếp theo là các phường
hội đi sau kiệu.

Kiệu võng rước thành hoàng làng
Lễ
rước từ đình Tức Mặc dọc theo chiều dài của thôn Tức Mặc lên đền Trần. Điểm dừng
chân đầu tiên của đoàn rước là chùa Phổ Minh. Sau khi dừng kiệu trước chùa các
cụ cao tuổi vào thắp hương xin bái yết Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Làm lễ
ở chùa xong đoàn rước tiếp tục đi sang đền Trần.
Tại
đền Thiên Trường nghi thức dâng hương tưởng niệm các vua Trần được diễn ra rất
trọng thể. Đại biểu của trung ương, tỉnh, thành phố cùng Ban quản lý, chính quyền
và nhân dân địa phương hàng ngũ chỉnh tề trước lễ đài trong khói hương trầm
nghi ngút, chiêng trống, nhã nhạc nổi lên thánh thót. Đoàn đại biểu mỗi người một
nén hương thơm tiến dâng các vị vua và liệt tổ, liệt tông nhà Trần. Sau đó đoàn
sang dâng hương tại đền Cố Trạch nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quốc Tuấn.
Lễ
dâng hương đền Thiên Trường
Sau
buổi lễ là những hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc đậm nét truyền thống. Lễ hội
đền Trần từ lâu đã trở đã trở thành tiềm thức trong lòng những người con đất Việt
được một lần về với lễ hội Cha, cầu xin Người ban phát phúc lành, tài lộc, sức
khỏe để mọi nhà cùng được ấm no hạnh phúc.
Sau 2 năm không thể tổ
chức do dịch COVID-19, năm nay Lễ hội truyền thống đền Trần tháng Tám năm Nhâm Dần, kỷ niệm
722 năm ngày hóa Đức Thánh Trần (20.8 Âm lịch) sẽ được tổ chức từ ngày 03.9 -15.9
(tức từ ngày 8.8 - 20.8 Âm lịch).
Trong xu
thế hội nhập quốc tế về nhiều lĩnh vực với sự quan tâm đầu tư của trung ương, tỉnh,
thành phố, Ban quản lý và chính quyền, nhân dân địa phương đã nỗ lực không ngừng
làm tốt công tác quản lý nhằm nâng cao giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của quần
thể di tích đền Trần, chùa Phổ Minh để di tích mãi trường tồn cùng thời gian.
Người viết
bài
Vũ Thị
Hoàng Lan
BQL khu di tích LSVH đền Trần-chùa Tháp,TP Nam Định